Làm sao để biết được bản thân có nợ xấu hay không? Ngoài cách đến trực tiếp ngân hàng, còn có những cách kiểm tra nợ xấu tại nhà, với độ chính xác cao được giới thiệu tại đây . Chỉ với chiếc smartphone, máy tính bảng hay máy tính cá nhân bạn đã có thể dễ dàng thực hiện chỉ với vài thao tác.

Bạn đang xem: Cic


Nợ xấu là gì? Nguyên nhân gây ra nợ xấu?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ chưa thanh toán đầy đủ và quá hạn thanh toán trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu hạn trả. Dựa theo tiêu chí phân loại của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Việt Nam), khi bị liệt vào danh sách nợ xấu thì bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Để biết mình có rơi vào tình trạng nợ xấu hay không, thì bạn có thể sử dụng các cách kiểm tra nợ xấu?


*

Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Nguyên nhân gây ra nợ xấu có khá nhiều, bao gồm cả chủ quan và khách quan trong việc sinh hoạt và quản lý tài chính. Một số nguyên nhân phải kể đến như:

Không thanh toán phí phạt do thanh toán chậm các khoản vay, khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng.Không thanh toán phần thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng đang sử dụng.Không đủ khả năng thanh toán khi sử dụng vượt hạn mức tài khoản thấu chi được cung cấp.Không đảm bảo thanh toán định kỳ các khoản mua trả góp.Liên quan đến kiện tụng do không còn khả năng thanh toán nợ với cá nhân, tổ chức.

Nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?

Đối với các cá nhân, ảnh hưởng lớn nhất từ nợ xấu là không còn đảm bảo độ uy tín với ngân hàng, tổ chức tài chính. Nợ xấu sẽ khiến việc được duyệt hồ sơ vay vốn về sau của bạn rất thấp. Trung tâm CIC sẽ phân loại nợ xấu cụ thể theo từng mức độ, thường sẽ có 5 nhóm nợ xấu, nếu bạn rơi vào nhóm 3,4,5 thì ngân hàng sẽ không cấp khoản vay nào hết.

Ngân hàng và tổ chức tài chính khi xét duyệt hồ sơ vay vốn sẽ dựa vào điểm CIC để đưa ra quyết định cho vay hay không, hoặc vay bao nhiêu thì hợp lý. Nợ xấu được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn với ngân hàng và tổ chức tài chính.


*

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2021

Tại thời điểm 2021, bạn có hai cách kiểm tra nợ xấu để có thể kiểm tra nợ xấu. Đặc biệt là tất cả đều thao tác nhanh chóng và dễ dàng trên môi trường trực tuyến.

Cách kiểm tra nợ xấu trên website CIC

Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn bao gồm thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân…
*

Bước 4:Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tụcBước 5:Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đápBước 6:Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.Bước 7:Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC

Bạn sẽ phải cài đặt ứng dụng trước cho điện thoại cá nhân rồi mới dùng để thực hiện tra cứu kiểm tra nợ xấu. Ứng dụng CIC dễ dàng tìm thấy cho cả hệ điều hành IOS và Android.

Xem thêm: Tampa Selected Preseason Frontrunner To Win 2021 Ssc Volleyball Title

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.
*

Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thốngBước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thốngBước 5: Nhận kết quả tra cứu

Dù bạn chọn thực hiện kiểm tra nợ xấu theo cách nào thì sau khi hoàn tất việc tra cứu, hệ thống CIC sẽ gửi cho bạn báo cáo chi tiết về lịch sử sử dụng tín dụng. Thông tin trên báo cáo sẽ bao gồm: điểm tín dụng cá nhân, số nợ đang có, nợ nào là nợ xấu, lịch sử sử dụng tín dụng, các quan hệ tín dụng…

Cách xóa nợ xấu mà ai cũng nên biết

Sau khi dùng các cách kiểm tra nợ xấu và phát hiện mình có nợ xấu thì nhiều người có mong muốn xoá nợ xấu. Lúc này, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây:

Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Nhanh chóng hoàn tất các khoản nợ có giá trị nhỏ dưới 10 triệu đồng. Vì theo luật quy định, những khoản vay, khoản chi tiêu dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan.Đối với những khoản vay trên 10 triệu: Những khoản vay trên 10 triệu đồng cần nhanh chóng được trả cả gốc lẫn lãi. Sau khi tất toán, bạn nên yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của người vay có thể đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng.Đối với những khoản nợ lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ lớn. Sau đó hệ thống tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.
*

Tóm lại, để xóa nợ xấu thì cách tối ưu nhất vẫn là thanh toán hết cả gốc lẫn lãi vay cho ngân hàng.

Chủ động tìm cách kiểm tra nợ xấu là việc cần thiết cho tài chính của bản thân. Đặc biệt là những ai quản lý tài chính cá nhân chưa tốt hoặc những ai đang có nhu cầu vay tiền, mở thẻ tín dụng. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu và có kế hoạch tài chính hợp lý để tránh dẫn đến nợ xấu.


https://nhathocusg.com/wp-content/uploads/Good_debt_versus_bad_debt.png 1704 2700 TOS ACCOUNT https://nhathocusg.com/wp-content/uploads/TDB_website-logo-1-300x58.png TOS ACCOUNTCách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2021