Truyện gà tơ đi học là một trong những truyện ngắn hay và ý nghĩa cho các bé mẫu giáo và mầm non. Dưới đây là nội dung truyện cho các phụ huynh kể cho bé nghe, cũng như giáo án cho các thầy cô tham khảo.Bạn đang xem: Câu chuyện gà tơ đi học

1. Nội dung truyện Gà Tơ Đi Học


*

Bé Tập Kể Chuyện – Gà Tơ Đi HọcBé Tập Kể Chuyện – Gà Tơ Đi Học Dựa trên bộ sách Bé tập kể chuyện đã xuất bản, bộ sách Bé tập kể chuyện – Mỗi tuần một câu chuyện được ra đời. Với nét vẽ tươi mới, hồn nhiên, 52 tập, tương ứng với 52 tuần trong một năm, giúp bé mỗi tuần đều có một câu chuyện hấp dẫn để tập kể, qua đó học được một bài học hay. Sách có giá chỉ 10.000đ, phụ huynh có thể mua trên Fahasa hoặc tiki

3. Giáo án truyện Gà tơ đi học

Dưới đây là giáo án truyện gà tơ đi học cho các thầy cô tham khảo để dạy các bé trên lớp

3.1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được diễn biến của nội dung câu chuyện. Nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Hiểu và trả lời được các câu hỏi đàm thoại.

Bạn đang xem: Lqvh đề tài : truyện gà tơ đi học

– Nhận biết và chọn đúng một số đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập.

– Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động đàm thoại.

– Giáo dục trẻ biết chăm chỉ học tập và biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.

– Đạt 90%.

3.2. Chuẩn bị:

a. Không gian tổ chức: Trong lớp.

b. Đồ dùng:

– Máy tính có tranh trích dẫn câu chuyện.

– Mũ các nhân vật cho trẻ diễn vai.

– 2 bảng tranh có hình nhân vật Gà tơ và một số tranh lô tô về trang phục cá nhân và dụng cụ học tập của trẻ.

* Phương pháp: Kể chuyện – Giảng giải – Đàm thoại – Trò chơi.

3.3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích:

Cấu trúc

Hoạt động của cô

HĐ của trẻ

HĐ 1

HĐ 2

HĐ 3

HĐ 4

HĐ 5

HĐ 6

Cho lớp đọc bài thơ “Ngỗng và vịt”.

– Bài thơ nói về ai? (Nói về ngỗng và vịt).

– Qua bài thơ chúng ta thấy bạn Vịt thì rất chăm chỉ học tập, còn bạn Ngỗng thì lười học nên không biết chữ đấy. Vậy các con phải biết chăm chỉ học tập không được lười biếng như bạn Ngỗng nhé.

– Có 1 câu chuyện rất hay cũng nói về bạn Gà tơ đi học, để biết bạn Gà tơ có đi học chăm chỉ hay lười biếng như bạn Ngỗng, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Gà Tơ đi học” của tác giả Cẩm Linh.

– Cô kể câu chuyện lần 1 cho trẻ nghe.

– Vì do Gà tơ lười biếng không chịu đi học nên Gà tơ không biết chữ. Khi bị đi lạc do không biết chữ nên không biết đường tìm đường về nhà. Khi nhận giấy cô giáo thông báo đi cắm trại, cũng do không biết chữ nên Gà tơ không đi cắm trại. Vì thế Gà tơ thấy hối hận và từ đó Gà tơ rất ngoan không để mẹ gọi mà tự dậy đi học. Gà tơ còn sợ các bạn ngủ quên nên sáng nào cũng gáy để gọi các bạn cùng dậy đi học đấy các con.

Cô kể lần 2 qua tranh trích dẫn:

+ Đoạn 1: “Buổi sáng…….nhắm mắt ngủ tiếp”.

– Gà tơ rất là lười đi học, mặc cho Gà mẹ dỗ dành như thế nào Gà tơ cũng không chịu đậy đi học, vẫn nằm ngủ.

– Để biết Gà tơ đến lớp học hay vẫn còn ngủ, cô cùng các con xem hình ảnh tiếp theo nhé.

+ Đoạn 2: “Ngày nào……….không đến lớp học”.

– Gà tơ như vậy có ngoan không?

– Như vậy là không ngoan đấy, các con phải biết ngoan ngoãn vâng lời mẹ của mình, đi học thật chăm, không nên lười biếng như bạn Gà tơ nhé

– Các con cùng cô khám phá hình ảnh tiếp theo nhé.

Xem thêm: Review Sách Hôm Nay Tôi Thất Tình By Hạ Vũ, Review Truyện Hôm Nay Tôi Thất Tình Hạ Vũ

+ Đoạn 3: “Hôm ấy……. và quẳng tờ giấy đó đi”.

– Các con có biết vì sao Gà tơ cầm tờ giấy cô giáo viết thông báo đi cắm trại nhưng Gà tơ lại nói chỉ thấy có nhiều quả trứng có gì đâu mà học và quăng tờ giấy đó đi. Vì do Gà tơ không biết chữ nên gà tơ nói những chữ đó là quả trứng có gì đâu mà học và quăng tờ giấy đó đi

+ Đoạn 4: “Đến hôm cắm trại…hình như có tiếng khóc ở đâu đây”.

– Gà tơ nhận giấy cô viết thông báo đi cắm trại, nhưng Gà tơ không đi cắm trại. Do vì Gà tơ không biết chữ nên Gà tơ không biết tờ giấy đó là tờ giấy cô viết thông báo đi cắm trại.

+ Đoạn 5: “Các bạn ùa đi tìm…biết viết như các bạn mà”.

– Vì do Gà tơ lười biếng không chịu đi học nên Gà tơ không biết chữ. Khi bị đi lạc do không biết chữ nên không biết đường tìm đường về nhà. Khi nhận giấy cô giáo thông báo đi cắm trại, cũng do không biết chữ nên Gà tơ không đi cắm trại, Gà tơ cảm thấy sấu hổ vì mình không biết chữ.

+ Đoạn 6: “Thế là từ hôm ấy trở đi……..hết bài”

– Từ khi cô giáo khuyên Gà tơ thì Gà tơ rất ngoan không để mẹ gọi mà tự dậy đi học và Gà tơ sợ các bạn ngủ quên nên sáng nào cũng gáy để gọi các bạn cùng dậy đi học đấy.

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì vậy?

Cô cho lớp đọc lại tên câu chuyện.

– Để hiểu hơn về nội dung câu chuyên và bây giờ cô cháu ta cùng tìm hiểu về nội dung câu chuyện qua câu hỏi đàm thoại nhé.

+ Trong câu chuyện “Gà tơ đi học” gồm có những nhân vật nào? (Có Gà mẹ, Gà tơ, Vịt xám, Cún bông, Mèo tam thể).

+ Buổi sáng gà mẹ gọi gà tơ đi đâu? (Gọi Gà tơ đi học).

+ Ai là người mang giấy thông báo của cô giáo đến cho Gà tơ? (Vịt xám).

+ Khi mọi người đang cắm trại vui vẽ thì có chuyện gì sảy ra với gà tơ? (Gà tơ đi chơi xa, bị lạc đường, không về nhà được).

+ Cô giáo Gà mái mơ đã khuyên bạn Gà tơ điều gì? (Con chịu khó đi học rồi sẽ biết đọc, biết viết như các bạn).

+ Bạn Gà tơ có sửa sai không? bạn gà tơ sửa sai như thế nào? (Bạn Gà tơ đã sửa sai, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào, Gà tơ cũng dậy thật sớm để đi học).

+ Theo con để trở thành con ngoan trò giỏi thì chúng ta phải làm gì? (Biết vân lời cô giáo, ba, mẹ và chăm ngoan học giỏi).

– Các con có muốn hóa thân mình vào các nhân vật trong câu chuyện “Gà tơ đi học” để diễn lại vai các nhân vật trong câu chuyên đó không

– Trước khi bước và trò chơi “Diễn vai” các con hãy hát thật hay bài: “Tập đếm” và chuyển đội hình thành vòng tròn.

– Trong câu chuyện có rất nhiều nhân vật, nhân vật nào cũng ngoan và đáng yêu, cô đã chuẩn bị một số mũ về các nhân vật trong câu chuyện để cô cháu mình cùng diễn vai, các con thích không? Các con sẽ diễn vai nhân vật nào?

– Qua sự lựa chọn của các con thì cô sẽ chia lớp mình thành các nhóm nhân vật: một nhóm diễn vai nhân vật Gà tơ, một nhóm diễn vai Gà mẹ, một nhóm diễn vai cô giáo Gà mái mơ, một nhóm diễn vai các bạn cún, mèo, vịt. Còn cô là người dẫn truyện. Cô cháu mình cùng diễn vai câu chuyện “Gà tơ đi học”.

Tổ chức cho trẻ diễn vai cùng cô.

– Nhận xét qua trò chơi

– Các con được cô tổ chức cho các con chơi trò chơi và được nghe cô kể về câu chuyện gì? (Câu chuyện “Gà tơ đi học”).