Chúng ta có thể biểu diễn sở thích của người tiêu dùng bằng công cụđồ thị. Với hệ trục tọa độOx và Oy, trong đó trục hoành Ox biểu thị số lượng hàng hóa X, trục tung Oy biểu thị số lượng hàng hóa Y, mỗi một điểm trên mặt phẳng của hệ trục tọa độ cho ta biết một giỏ hàng hóa cụ thể với một lượng hàng hóa X và một lượng hàng hóa Y nhất định.

Bạn đang xem: Đường bàng quan là gì


*

Trên hình 3.1, các điểm A, B, C thể hiện các giỏ hàng hóa khác nhau. Theo các giảđịnh đã nêu, cụ thểởđây là giảđịnh “thích nhiều hơn ít”, khi điểm B nằm ở phía dưới và bên trái điểm A, giỏ hàng hóa A sẽ mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng cao hơn so với giỏ hàng hóa B. Trái lại, người tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng hóa C hơn giỏ hàng hóa A, vì điểm C nằm ở phía trên và bên phải điểm A, biểu thị số lượng hàng hóa cả X lẫn Y ở giỏ C nhiều hơn so với ở giỏ A. Nếu giỏ hàng hóa D nằm dưới giỏ hàng hóa A (biểu thị lượng hàng hóa Y ở giỏ D ít hơn ở giỏ A), đồng thời lại nằm ở phía bên phải so với giỏ hàng hóa A (biểu thị lượng hàng hóa X ở giỏ D nhiều hơn so với ở giỏ A) thì nguyên tắc “thích nhiều hơn ít” trong trường hợp này chưa trực tiếp cho chúng ta biết người tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng hóa nào hơn. Tuy nhiên, giảđịnh về khả năng sắp xếp các giỏ hàng hóa theo trật tự sở thích cho chúng ta biết rằng, một người tiêu dùng cụ thể sẽ luôn so sánh được A với D, theo đó, hoặc là A được ưa thích hơn D, hoặc D được ưa thích hơn A, hoặc A được ưa thích như D. Trong trường hợp A và D được ưa thích như nhau, ta nói, đối với người tiêu dùng, A và D mang lại cùng một độ thỏa dụng. Khi phải lựa chọn giữa A và D trong việc theo đuổi mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng, người tiêu dùng sẽ thờơ hay bàng quan trong việc chọn A hay D. Tập hợp tất cả các giỏ hàng hóa có khả năng mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng ngang nhưđộ thỏa dụng của A hoặc của D sẽ tạo thành một đường bàng quan: trong trường hợp này là đường bàng quan đi qua các điểm A và D.

Đường bàng quan là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng.

Mỗi điểm trên một đường bàng quan thể hiện một giỏ hàng hóa. Những điểm này nằm trên cùng một đường bàng quan hàm ý rằng khi sử dụng các giỏ hàng hóa đó, người tiêu dùng thu nhận được cùng một độ thỏa dụng như nhau, hay nói cách khác, anh ta (chị ta) có được sự hài lòng như nhau. Vì vậy, một đường bàng quan cụ thể luôn gắn liền với một độ thỏa dụng nhất định, và điều này nói lên vị trí cụ thể của nó. Những đường bàng quan khác nhau sẽ biểu thị các độ thỏa dụng khác nhau.

Xét trên cùng một đường bàng quan, khi ta di chuyển từđiểm này đến điểm khác, thông thường cả lượng hàng hóa X lẫn hàng hóa Y đều thay đổi. Nếu biểu thị các mức thay đổi đó tương ứng là ∆x và ∆y, thì các đại lượng này không thể cùng dấu (cùng dương – biểu thị cả lượng hàng hóa X và Y cùng tăng lên, hay cùng âm – biểu thị cả lượng hàng hóa X và Y cùng giảm) trong trường hợp cả X lẫn Y đều là những hàng hóa hữu ích. Ví dụ, nếu khi chuyển từ một giỏ hàng hóa này sang một giỏ hàng hóa khác mà cảx lẫn yđều tăng, thì theo nguyên tắc “thích nhiều hơn ít”, giỏ hàng hóa mới sẽđem lại cho người một độ thỏa dụng cao hơn. Vì thế, để giữ nguyên độ thỏa dụng, cần có sựđánh đổi nhất định giữa X và Y. Tỷ số -∆y/∆x biểu thị chính tỷ lệđánh đổi này. Nó cho chúng ta biết người tiêu dùng cần hy sinh bao nhiêu đơn vị hàng hóa Y để có thể tăng thêm một đơn vị hàng hóa X mà không làm thay đổi độ thỏa dụng. Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên (MRS).

Tỷ lệ thay thế biên giữa hàng hóa X và hàng hóa Y biểu thị số lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa X trong khi vẫn giữ nguyên độ thỏa dụng.

MRS = -∆y/∆x

Theo công thức định nghĩa trên, tỷ lệ thay thế biên tại một điểm nhất định trên đường bàng quan chính là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường bàng quan tại điểm nói trên.

* Tính chất của các đường bàng quan

Các đường bàng quan thể hiện sở thích của một người tiêu dùng có những tính chất sau:

– Đường bàng quan là một đường dốc xuống theo chiều di chuyển từ trái sang phải. Giả sử ta có một đường bàng quan U1 như thể hiện trong hình 3.2.

*

Khi ta di chuyển từđiểm A(x1,y1) đến điểm B(x2,y2) ở phía bên phải dọc theo đường bàng quan U1, đương nhiên x2 sẽ lớn hơn x1. Nếu y2 không nhỏ hơn y1, thì theo giảđịnh “thích nhiều hơn ít”, giỏ hàng hóa B sẽđược người tiêu dùng ưa thích hơn giỏ hàng hóa A. Trong trường hợp này, A và B không thể cùng nằm trên cùng một đường bàng quan. Thực tế, vì cùng nằm trên cùng một đường bàng quan nên y2 phải nhỏ hơn y1 hay điểm B phải nằm ở vị trí thấp hơn điểm A. Nói một cách khác, khi di chuyển dọc theo một đường bàng quan từ trái sang phải, chúng ta cũng đồng thời di chuyển từ trên xuống dưới. Điều này cho thấy đường bàng quan là một đường dốc xuống, hay là một đường luôn có độ dốc âm.

– Khi biểu diễn sở thích của cùng một người tiêu dùng, các đường bàng quan khác nhau sẽ không bao giờ cắt nhau.

Giả sử có hai đường bàng quan U1 và U2 nào đó biểu diễn sở thích của cùng một người tiêu dùng lại cắt nhau tại điểm E như trên hình 3.3. Vì đây là những đường bàng quan khác nhau, chúng biểu thị các độ thỏa dụng khác nhau. Nếu A là một điểm bất kỳ, khác E song lại cùng nằm trên đường U1, đương nhiên, theo định nghĩa vềđường bàng quan, người tiêu dùng sẽ phải ưa thích A nhưE. Nếu B là một điểm bất kỳ, khác E song cùng nằm trên đường U2, người tiêu dùng cũng sẽ thích E nhưB. Theo tính chất bắc cầu, người tiêu dùng sẽ phải thích A nhưB. Hay nói cách khác, độ thỏa dụng của y

giỏ hàng hóa A và của giỏ hàng hóa B là bằng nhau. Như thế, A và B không thể nằm trên các đường bàng quan khác nhau. Điều này mâu thuẫn với giả thiết U1, U2 là những đường khác nhau và nó chứng minh rằng, các đường bàng

quan khác nhau không thể cắt  nhau.

Xem thêm: Top 6 Cửa Hàng Đồ Chơi Xe Hơi, Cửa Hàng Phụ Kiện Đồ Chơi Xe Hơi Nghiệp Auto

*

– Đường bàng quan có xu hướng thoải dần khi di chuyển từ trái sang phải.

Tính chất này của đường bàng quan có nguồn gốc từ giảđịnh: tỷ lệ thay thế biên giữa hàng hóa X và hàng hóa Y có xu hướng giảm dần. Đây là một giảđịnh hợp lý, phản ánh tâm lý tiêu dùng của con người. Thật vậy, khi người tiêu dùng có quá nhiều hàng hóa Y, có tương đối ít hàng hóa X (ta biểu thị trạng thái này bằng một điểm nằm ở phía trên, và bên trái của đường bàng quan nhưđiểm A trên hình 3.4), anh ta (hay chị ta) sẽ có khuynh hướng quý hàng hóa X và xem nhẹ hàng hóa Y. Trong trường hợp này, người tiêu dùng sẽ sẵn lòng đánh đổi một lượng tương đối lớn hàng hóa Y (thứ mà người này đang cảm thấy dồi dào) để lấy một đơn vị hàng hóa X (thứ mà anh ta hay chị ta đang cảm thấy tương đối khan hiếm). Trái lại, càng di chuyển về phía bên phải của đường bàng quan, người tiêu dùng càng có hàng hóa Y ít dần và càng có hàng hóa X nhiều dần. Khi Y càng trở nên khan hiếm hơn, người tiêu dùng càng ít muốn hy sinh nó. Anh ta (chị ta) chỉ sẵn lòng đánh đổi càng ngày càng ít hàng hóa Y để có thêm một đơn vị hàng hóa X. Vì thế, tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần và càng di chuyển sang bên phải, đường bàng quan sẽ càng thoải.

*

– Xuất phát từgốc tọa độ, càng tiến ra phía ngoài, độthỏa dụng mà đường bàng quan biểu thị sẽ ngày càng cao. Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp cảX lẫn Y đều là những hàng hóa hữu ích và giả định “thích nhiều hơn ít” vẫn tỏra thích hợp.

*

Trên hình 3.5, đường bàng quan U2 nằm ởphía ngoài so với đường bàng quan U1. Giảsử Avà Blà những điểm có cùng tung độ (hay hoành độ) lần lượt nằm trên U1và U2. Dễdàng nhận thấy rằng, giỏhàng hóa A có độ thỏa dụng thấp hơn so với giỏhàng hóa B (xuất phát từgiả định ‘thích nhiều hơn ít”. Vì thế, độthỏa dụng gắn với đường bàng quan U2cao hơn độthỏa dụng gắn với đường bàng quan U1.

Từ những tính chất trên, có thể hình dung đường bàng quan là một đường cong lõm, đáy hướng về gốc tọa độ. Một đường bàng quan chỉ biểu thị một tập hợp các giỏ hàng hóa được người tiêu dùng ưa thích như nhau. Vì thế, sở thích của người tiêu dùng có thể biểu diễn bằng một bản đồ các đường bàng quan, trong đó mỗi đường chỉ thể hiện một độ thỏa dụng của người tiêu dùng. Những người tiêu dùng khác nhau có sở thích khác nhau, do đó, hình dáng các đường bàng quan của họ cũng khác nhau. Chẳng hạn, nếu sở thích của một người tiêu dùng có tính chất thiên lệch về hàng hóa X – anh ta (hay chị ta) đặc biệt coi trọng hàng hóa X so với các hàng hóa khác (trên thực tế, nếu X là quần áo thì người này là một người đặc biệt thích ăn diện), thì các đường bàng quan của người này có hình dáng như các đường tương đối dốc đứng. Ngược lại, nếu một người đặc biệt ưa thích hàng hóa Y, các đường bàng quan của người này sẽ có hình dáng tương đối thoải (tương đối phẳng). Một người không quá xem trọng một loại hàng hóa nào trong hai hàng hóa X và Y, các đường bàng quan của anh ta (hay chị ta) sẽ có hình dáng như ta thể hiện trên hình 3.6 (c).

*

Ngoài sở thích, hình dáng đường bàng quan của người tiêu dùng còn phụ thuộc vào tính chất của các hàng hóa X, Y. Ta sẽ thấy rõ hơn điều này khi khảo sát một sốđường bàng quan đặc biệt.

* Một vài dạng đường bàng quan đặc biệt

– Trường hợp X và Y là những hàng hóa thay thế hoàn hảo được cho nhau.

X và Y được coi là những hàng hóa có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo nếu một lượng nhất định hàng hóa Y luôn luôn có thể mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng ngang với một đơn vị hàng hóa X. Nói cách khác, trong trường hợp này, khi hy sinh một lượng hàng hóa Y và bổ sung thêm một đơn vị hàng hóa X, độ thỏa dụng của người tiêu dùng sẽ luôn luôn không thay đổi, dù điểm xuất phát mà chúng ta xem xét là điểm nào trên đường bàng quan.

*

Ví dụ, X là bút chì màu đỏ, còn Y là bút chì màu xanh có cùng chất liệu, độbền… Nếu một người tiêu dùng bàng quan giữa màu xanh hay màu đỏ, anh ta (chịta) sẽcoi mỗi chiếc bút chì màu đỏlà vật thay thế hoàn hảo của một chiếc bút chì màu xanh. Một giỏhàng hóa gồm 2 bút chì màu xanh và 8 bút chì màu đỏsẽ được ưa thích nhưmột giỏhàng hóa gồm 3 bút chì màu xanh và 7 bút chì màu đỏhay giỏ hàng hóa gồm 4 bút chì màu xanh và 6 bút chì màu đỏ. Dễ nhận thấy rằng, trong trường hợp này, các đường bàng quan là những đường thẳng, dốc xuống, vì tỷlệthay thếbiên luôn luôn là hằng số. (hình 3.7.a) – Trường hợp X và Y là những hàng hóa bổsung hoàn hảo cho nhau.

X và Y được coi là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau nếu việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa X luôn luôn kéo theo việc tiêu dùng k đơn vị hàng hóa Y. Ví dụ, cứ mỗi khi uống một cốc nước chè Lipton, một người tiêu dùng nào đó luôn luôn pha kèm theo 2 thìa đường và người này không uống chè Lipton hay sử dụng đường trong bất cứ trường hợp nào khác. Đối với người tiêu dùng này, chè Lipton và đường là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau. Khi X và Y là những hàng hóa bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo, các đường bàng quan sẽ là những đường gãy khúc như thể hiện trên hình 3.7 (b).

*

– Trường hợp một hàng hóa là hàng trung tính

X (hoặc Y) được coi là hàng hóa trung tính nếu khi thêm hay bớt bất cứ lượng hàng hóa X (hoặc Y) nào vào hay ra khỏi giỏ hàng hóa, độ thỏa dụng của người tiêu dùng vẫn không thay đổi. Trong trường hợp X là hàng trung tính, các đường bàng quan là những đường hoàn toàn nằm ngang. Độ thỏa dụng của người tiêu dùng trong trường hợp này hoàn toàn không phụ thuộc vào lượng hàng hóa X mà anh ta (hay chị ta) có mà chỉ phụ thuộc vào lượng hàng hóa Y. Với một giá trịy nhất định, các giỏ hàng hóa (x1,y), (x2,y), …, (xn,y) mang lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng, do đó, chúng cùng nằm trên một đường bàng quan. Rõ ràng, đó là một đường nằm ngang, song song với trục hoành. Khi giá trịy thay đổi, độ thỏa dụng thay đổi, chúng ta tiến đến một đường bàng quan khác. Nếu Y là hàng hóa hữu ích, càng đi lên phía trên, đường bàng quan càng biểu thị mức độ thỏa dụng cao hơn. Ngược lại, nếu Y là hàng trung tính, các đường bàng quan là những đường thẳng đứng (hình 3.8).