Trong công tác quân sự – quốc phòng, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Ở thời bình, Dân quân tự vệ chính là chỗ dựa vững chắc trong công tác giữ vững an ninh chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn hoặc tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên nhiều người hiện nay còn chưa hiểu rõ về khái niệm Dân quân tự vệ cũng như thắc mắc tham gia Dân quân tự vệ có phải nghĩa vụ bắt buộc hay không? Luật Thành Đô xin tư vấn như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14


– Nghị định số 120/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

II. DÂN QUÂN TỰ VỆ LÀ GÌ?

Về khái niệm, theo khoản 1 điều 2 Luật Dân quân tự vệ, DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

Bạn đang xem: Lực lượng dân quân tự vệ là gì

Về vị trí, chức năng, dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. 

Về thành phần, Dân quân tự vệ bao gồm: 

– Dân quân tự vệ tại chỗ.

– Dân quân tự vệ cơ động.

– Dân quân thường trực.

– Dân quân tự vệ biển.

– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Về tiêu chuẩn tham gia, công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào DQTV:

– Lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.

Xem thêm: Phim Chiếu Rạp Tháng 7 2018 Hot Nhất, Lịch Phim Tháng 07/2018

*
Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ có phải nghĩa vụ bắt buộc không?

III. CÓ BẮT BUỘC THAM GIA DÂN QUÂN TỰ VỆ KHÔNG?

Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. 

 Như vậy, theo quy định trên, việc tham gia DQTV là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tức DQTV là bắt buộc và trong độ tuổi như quy định, còn ai tự nguyện tham gia thì độ tuổi có thể kéo dài hơn. 

Đồng thời, Khoản 2 Điều 14 Luật Dân quân tự vệ quy định trốn tránh thực hiện nghĩa vụ DQTV là hành vi bị nghiêm cấm.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Tiêu chí phân loại sức khỏe trong khám nghĩa vụ quân sự

Danh mục các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự

IV. CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN VÀ MIỄN THAM GIA DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 11 Luật Dân quân tự vệ quy định như sau:

* Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bao gồm:

+) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;

+) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

+) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;

+) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

+) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

+) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

+) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

* Các trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ gồm:

+) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

+) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

+) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+) Người làm công tác cơ yếu.

V. TRỐN TRÁNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA DÂN QUÂN TỰ VỆ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Công dân đủ điều kiện tham gia Dân quân tự vệ, không thuộc trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn tham gia nêu trên mà trốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau: 

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

– Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 322. Còn đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt thì không bị quy định truy cứu trách nhiệm hình sự.

*
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề Dân quân tự vệ là gì, có phải nghĩa vụ bắt buộc không? Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.