Nhà thờ, bàn thờ và phần mộ gia tiên là những nơi linh thiêng và quan trọng đối với mỗi gia đình, dòng họ ở Việt Nam. Mộ phần có sạch đẹp, khang trang thì hậu thế mới được phù hộ, gặp những điều tốt lành, hưng thịnh. Tại Việt Nam có hàng trăm đơn vị tư vấn thiết kế lăng mộ, thiết kế nhà mồ, nhưng không phải đơn vị nào cũng có thể thiết kế và xây dựng được khu lăng mộ, nhà mồ đẹp, chuẩn phong thủy. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn đọc kiến thức cơ bản về nhà mồ, khu lăng mộ và các mẫu thiết kế nhà mồ năm 2021 đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và chuẩn phong thủy.

Bạn đang xem: Mẫu khuôn viên lăng mộ gia đình

Nhà mồ, khu lăng mộ đá là gì?

Nhà mồ, khu lăng mộ là một khu đất được sử dụng để an táng chung của những người đã khuất trông một gia đình, một dòng tộc, những người có liên quan đến nhau hoặc là nơi yên nghỉ của những người có công lớn, được nhân dân tôn thờ, xây dựng lăng mộ để thờ cúng và tỏ lòng thành kính.

Từ xa xưa, việc xây dựng các nhà mồ, khu lăng mộ đá làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng đã được các bậc đế vương hay gia đình quyền quý chú trọng. Ngày nay, do điều kiện kinh tế tốt hơn kết hợp với văn hóa người Việt, các nhà mồ, khu lăng mộ cũng được xây dựng phổ biến hơn.

Ngoài ra, khu lăng mộ còn có thể có tường rào bao quanh, ngăn cách những phần mộ của khu này với khu xung quanh, hạn chế trường hợp mộ phần bị xâm hại do người hay động vật, ảnh hưởng đến phúc phần của người dương.

Tại sao nên xây dựng nhà mồ, khu lăng mộ bằng đá?

Vật liệu thường được sử dụng để làm nhà mồ, khu lăng mộ là gạch hoặc sang trọng hơn là đá. Xét về công năng sử dụng, tính thẩm mỹ và độ bền theo thời gian, vật liệu bằng đá được đánh giá là vượt trội hơn hẳn so với gạch. 

Nhà mồ, khu lăng mộ đá thường được làm từ đá tự nhiên có độ bền cao. Thời gian tồn tại của những ngôi mộ bằng đá này có thể kéo dài đến 700 năm. Đối với một dòng tộc mà nói, đến khi hết niên hạn của mộ đá thì “các cụ” cũng đã chứng kiến được sự phát triển vượt bậc của con cháu qua một thời gian rất dài. Hoặc giả đây cũng có thể trở thành một di tích để giáo dục con cháu đời sau.

Với tình trạng thời tiết của nước nhiệt đới như nước ta, nắng nóng ngoài trời lên đến 50 độ C hoặc thường xuyên gặp các cơn bão, lũ gây ngập úng thì các ngôi mộ được xây bằng gạch hoặc xi măng đều không thể đảm bảo được độ bền theo thời gian, thậm chí có thể chỉ cần sang đến năm thứ 3, các ngôi mộ sẽ có hiện tượng nứt, phủ rêu, ngập chân gây mục vỡ, hư hại, cần phải sửa chữa, trong khi nếu xét về tâm linh, việc sửa chữa mộ phần là một trong những điều cần tránh.

Ngoài ra, tùy theo kích thước và hoa văn được chạm trổ, các nhà mồ, khu lăng mộ đá còn có tác dụng phong thủy, trấn giữ long mạch khác nhau.

Mặt khác, so với gạch và xi măng, các nhà mồ, khu lăng mộ bằng đá cũng có tính thẩm mỹ cao hơn do được chạm trổ, điêu khắc tinh tế, thể hiện sự trang trọng, uy nghiêm của một công trình tâm linh quan trọng.

Từ những giá trị của đá mang lại, ngày càng nhiều nhà mồ, lăng mộ đá được các gia đình lựa chọn xây dựng làm nơi an nghỉ cho người đã khuất. Các nhà mồ, khu lăng mộ bằng đá được chạm trổ, điêu khắc với những họa tiết tinh tế có khả năng tồn tại lâu dài với thời gian, mang lại vẻ đẹp cổ kính của lịch sử. Điều này đã được chứng minh qua các công trình kiến trúc bằng đá trong quá khứ được tồn tại tới ngày nay.


Lưu ý khi kiểm tra ngôi mộ trước khi xây khu lăng mộ, nhà mồ

Cách xây mộ cải táng gồm các bước: kiểm tra tình trạng của ngôi mộ, tiến hành chọn ngày xây, sửa mộ, thực hiện xây mộ và lễ tạ. Dù xây mộ bằng đá hay gạch cũng đều nên trải qua các bước như vậy.

Khi xây mồ mả, việc đầu tiên nên làm là kiểm tra tình trạng của ngôi mộ, cần chú ý đến các vấn đề mộ có gặp phải vấn đề mộ kết hoặc mộ bị phạm trùng hay không?

Vậy mộ kết là gì? Hiện tượng mộ kết là một ngôi mộ đã hấp thụ được linh khí của trời đất, tụ khí long mạch. Gia đình có mộ của tổ tiên là mộ khuất sẽ giúp cho con cháu làm ăn thuận lợi, hưng thịnh, gia chung thuận hòa, khỏe mạnh. Việc kiểm tra những ngôi mộ kết thường được thực hiện bằng phương pháp ngoại cảm. Người kiểm tra cần cảm nhận được trường khí, vượng khí mà ngôi mộ tỏa ra. Mộ kết cũng có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu nhận thấy ngôi mộ càng ngày càng nở to ra thì ngôi mộ đó có thể là mồ mả kết phát. Trên ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và tươi tốt. Người xưa thường xác định mộ kết bằng cách để những cành hoa hoặc cành cây trên mộ, tuy không được cắm xuống đất nhưng những cành hoa này vẫn ra nhánh mới và xanh tốt. Nếu quan sát những viên đá quanh bia mộ thì thấy những viên đá này luôn bóng loáng, đây chắc chắn ngôi mộ kết.

Khi gia chung gặp một ngôi mộ kết thì tốt nhất là để nguyên không nên dịch chuyển hay tác động vào do có thể sẽ gây rất nhiều tai họa, rắc rối trong cuộc sống của cả gia đình, thậm chí cả dòng họ. Nếu bắt buộc phải di chuyển vì một lý do nào đó thì nên mời thầy phong thủy và phải sử dụng những phương thức phong thủy rất phức tạp mới được di dời. 


*

*

*

*

*

Các yếu tố cấu thành nên nhà mồ, khu lăng mộ bằng đá

Lăng thờ đá, am thờ đá, khóm thờ đá

Lăng thờ đá hay am thờ là nơi thờ tự chung của tất cả các thành viên được an táng trong khu lăng mộ, khu nhà mồ. Lăng thờ, am thờ thường được đặt ở giữa và có thiết kế nổi bật hơn các khu khác trong khu lăng mộ.

Thiết kế thường được sử dụng làm lăng thờ, am thờ là lăng ba mái hoặc hai mái. Bên trong lăng thường được bố trí bát hương, mâm lễ, lọ hoa và một số vật phẩm trang trí khác.

Xem thêm: Đề Thi Môn Lịch Sử 2018 Chính Thức Của Bộ Gd, Đề Thi Thpt Qg Môn Sử 2018 Chính Thức Kèm Đáp Án

Lư hương đá, linh vật đá hoặc đèn kết bằng đá.

Đây là những vật phẩm được đặt trước khu lăng thờ chung làm tăng thêm nét đẹp truyền thống và trang nghiêm cho khu lăng mộ. Bên cạnh đó, các linh vật bằng đá cũng có tác dụng phong thủy riêng.

Ngoài lư hương, linh vật, đèn kết đá, một số khu lăng mộ còn có thêm bàn thờ thần tài bằng đá hoa cương để thờ thần tài và trang trí cho khu lăng mộ.

Bàn lễ đá

Hạng mục này thường được đặt trước lăng thờ chung, có tác dụng đặt đồ lễ khi thực hiện cúng lễ tổ tiên.

Mộ đá

Trong một khu lăng mộ, thứ tự của các ngôi mộ sẽ được sắp xếp theo vai vế, cấp bậc. Ví dụ trong khu lăng mộ của dòng họ, mộ cụ tổ thường được xây riêng biệt và có kích thước to nhất, ở vị trí “đẹp” nhất.

Có hai loại mộ đá phổ biến là mộ đá ốp và mộ đá khối. Chất liệu đá ốp mộ thường dùng là đá granite, còn với mộ đá nguyên khối là đá xanh. 


Ngoài ra, phía trên ngôi mộ còn cần có bia mộ. Bia mộ đá granite được sử dụng phổ biến nhất trong các khu lăng mộ, nhà mồ do có độ bóng, màu sắc đa dạng và sự sang trọng do đá granite mang lại. Cách làm bia mộ là cần ghi đầy đủ thông tin của người đã khuất như họ tên, tên tự, quê quán, ngày tháng năm sinh, năm mất, tuổi hưởng thọ… lên trên bia mộ bằng cách khắc hoặc phun sơn. Việc điêu khắc trên đá sẽ có độ bền cao hơn gấp nhiều lần so với sơn lên bia mộ.


Kiểu dáng mộ bia đẹp phụ thuộc vào kích thước khu lăng mộ, chất liệu đá và thẩm mỹ quan của gia chủ. Bên cạnh đó, một mẫu quan tài đẹp cũng được đặt trong mộ đá giống như việc mặc áo đẹp cho người đã khuất, cũng cần được chú trọng.

Thường trong cùng một khu lăng mộ sẽ chọn một mẫu mộ đá đẹp nhất và bia mộ bằng đá để xây dựng cho đồng nhất.

Cuốn thư đá, bình phong đá

Hạng mục này được xây dựng và lắp đặt ngay sau cửa của khu lăng mộ, khoảng cách từ cuốn thư đá, bình phong đá đến cửa thường từ 0,8 đến 1,2 m. Tác dụng của cuốn thư tắc môn và bình phong dùng để trấn phong thủy, xua đuổi ngoại tà xâm phạm vào khu lăng mộ. Ngoài ra, cuốn thư đá, bình phong đá còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho khu lăng mộ.

Lan can đá

Lan can đá hay còn gọi là hàng rào đá bao quanh khu lăng mộ có tác dụng phân tách khu lăng mộ với các khu xung quanh, ngăn chặn việc xâm hại từ các yếu tố bên ngoài kể cả người hay động vật. Đối với khu lăng mộ bằng đá, lan can cũng thường sử dụng đá làm vật liệu xây dựng. Việc chế tác lan can bằng đá cũng mang lại giá trị thẩm mỹ cao giúp cho khu lăng mộ đẹp hơn. Các hình điêu khắc thường được thấy ở lan can đá là chữ phúc, lộc, tranh tứ quý. Có gia đình còn sử dụng lan can đá được trang trí bằng các trụ đá, khối đá được điêu khắc tinh tế, biến khu lăng mộ thành một công trình mang tính nghệ thuật. Tùy từng hoàn cảnh và công năng của khu lăng mộ đá mà lan can đá được thiết kế cho phù hợp.

Cổng khu lăng mộ bằng đá

Đây là nơi ra vào của khu lăng mộ. Cổng khu lăng mộ bằng đá có thể được thiết kế từ 2 hay 4 cột đá, phía trên được đặt tứ phượng, đèn đá hoặc nghê đá, trên cột có khắc chữ hoặc họa tiết có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà khí.

Xem=> mẫu cổng đá đẹp

Bậc tam cấp bằng đá

Bậc tam cấp là lối ra, vào của khu lăng mộ, thường được xây bằng gạch hoặc đá nguyên khối được chế tác nhằm chống trơn, trượt. Tuy nhiên với một khu lăng mộ bằng đá thì vật liệu được ưu tiên để chế tác bậc tam cấp sẽ là đá do tính đồng bộ, đồng nhất và vẻ đẹp nó mang lại.

Các mẫu thiế kế nhà mồ đẹp, khu lăng mộ đá đẹp nhất hiện nay

Dưới đây là 100 mẫu thiết kế bia mộ, kiểu nhà mồ đẹp, các mẫu mộ xây đẹp đơn giản, mẫu mồ mả đẹp và hình ảnh những ngôi mộ đẹp nhất Việt Nam hiện nay, trong này hiện có rất nhiều sản phẩm được Ninh Binh Stone thiết kế và thi công đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.