Bé 7 tháng đã có thể phát hiện ra tiết tấu cơ bản trong các bài nhạc cho trẻ sơ sinh và đến 9 tháng tuổi, bé có thể nhận thấy sự khác biệt nhỏ về nhịp điệu. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc cho trẻ sơ sinh có thể cải thiện tâm trạng của bé, giảm căng thẳng và giúp bé ngủ ngon hơn.Bạn đang xem: Nhạc cho trẻ 6 tháng tuổi
Nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon, nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh luôn là chủ đề được rất nhiều mẹ tìm kiếm. Vậy mẹ có biết nghe nhạc như thế nào là tốt nhất cho con? Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:
Nhạc cho trẻ sơ sinh có thực sự khiến con thông minh hơn?Âm nhạc tác động tới trẻ từ khi còn trong bụng mẹ?Âm nhạc cho trẻ sơ sinh tác động như thế nào tới não bộ của trẻ?Nhạc cổ điển có tác động như thế nào tới sự phát triển của trẻ?Những loại nhạc cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên lựa chọnCho con nghe nhạc âm lượng như thế nào là đủ?Có nên cho bé tham gia vào lớp học nhạc?Nhạc cho trẻ sơ sinh có thực sự khiến con thông minh hơn?
Nhiều bậc cha mẹ thường băn khoăn liệu âm nhạc cho trẻ sơ sinh có giúp bé thông minh hơn không. Và câu trả lời là âm nhạc rất tốt cho trẻ – âm nhạc có thể nâng đỡ tinh thần, dỗ dành trẻ và thậm chí có thể ru trẻ ngủ.
Bạn đang xem: 12 tháng tuổi nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon phát triển
Âm nhạc còn có thể thay đổi sự phát triển của não bộ. Hơn nữa, trẻ yêu nhạc. Trẻ thích lắc lư hoặc nhảy theo những bài hát mà chúng thích, mỉm cười khi nghe thấy giai điệu thân quen, và đập tay vào đồ chơi để tạo ra âm thanh theo tiếng nhạc bằng cách riêng của mình.
Có thể bạn chưa biết
Nhạc Mozart cho bé ngủ ngon, những bản nhạc tuyệt hay dành cho giấc ngủ của trẻ
Âm nhạc tác động tới trẻ từ khi còn trong bụng mẹ?

Cho thai nhi nghe nhạc mang lại nhiều lợi ích (Nguồn ảnh: shutterstock)
Theo BSCK I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, âm nhạc phát ở gần vị trí bụng bầu của mẹ sẽ giúp con phát triển thính giác. Từ tuần thứ 24-25 của thai kỳ, hệ thống truyền âm thanh trong tai thai nhi sẽ hoàn chỉnh, hãy bắt đầu cho trẻ nghe nhạc với tần suất và cường độ nhẹ bắt đầu từ thời điểm này.
Âm nhạc trong giai đoạn bào thai có thể tác động đến trí thông minh của trẻ. Hơn nữa còn có tác dụng gắn kết tình cảm giữa mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy hãy thường xuyên cho thai nghe nhạc mẹ nhé.
Âm nhạc cho trẻ sơ sinh tác động như thế nào tới não bộ của trẻ?
Mặc dù chưa có minh chứng nào rõ ràng về lợi ích của việc cho trẻ nghe nhạc khi còn trong bụng mẹ, nhưng từ khi trẻ sinh ra tới khi lớn lên, âm nhạc sẽ dần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bé 7 tháng đã có thể phát hiện ra tiết tấu cơ bản trong các bài nhạc cho trẻ sơ sinh và đến 9 tháng tuổi, bé có thể nhận thấy sự khác biệt nhỏ về nhịp điệu. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc cho trẻ sơ sinh có thể cải thiện tâm trạng của bé, giảm căng thẳng và giúp bé ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết các lợi ích liên quan đến âm nhạc không phải chỉ đến từ việc nghe nhạc, mà là việc tích cực tham gia vào việc “tạo ra” âm nhạc. Khi bé chủ động “tạo ra” âm nhạc, sẽ có những tín hiệu tích cực xảy ra trong hệ thần kinh của trẻ. Âm nhạc cũng có thể tăng cường các kết nối khớp thần kinh giữa các tế bào não, có thể cải thiện ngôn ngữ cũng như sự phát triển nhận thức và xã hội của bé.
Nhạc cổ điển có tác động như thế nào tới sự phát triển của trẻ?

(Nguồn ảnh: shutterstock)
Link nhạc cho trẻ sơ sinh để mẹ tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=R1O03mFWGXM
Những loại nhạc cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên lựa chọn
Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh không kén chọn giữa các loại ngôn ngữ cho đến khoảng 6 tháng tuổi, và đối với âm nhạc cũng vậy. Đến khoảng 10 -12 tháng tuổi, bé bắt đầu thích những giai điệu mà bố mẹ chúng cũng thích.
Xem thêm: Phim Anh Chàng Thú Cưng Tập 1 Vietsub, Anh Chàng Thú Cưng
Nếu bố mẹ thường bật nhạc jazz trong khi nấu ăn hoặc đọc rap khi mặc quần áo vào buổi sáng, thì đó là những giai điệu mà bé sẽ quen tai nhất. Bố mẹ có thể thử thay đổi sang một số thể loại nhạc khác để bổ sung thêm vào kho tàng âm nhạc trong đầu bé. Và nếu bé hào hứng tham gia vào việc tạo ra những âm thanh hưởng ứng theo loại nhạc đó thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nhảy theo những giai điệu đơn giản dành riêng cho lứa tuổi của bé như “Hokey Pokey”, “If You’re Happy” không chỉ thú vị, mà còn giúp trẻ tăng cường cân bằng, phối hợp kỹ năng vận động. Điều này làm tăng khả năng chủ động thể hiện bản thân, sự tự tin, nhận thức không gian và nhận thức cơ thể của bé.
Những giai điệu như những bài hát “Old MacDonald”, và “The Wheels on the Bus” có thể giúp bé tiếp xúc với nhiều từ mới hơn. Cha mẹ hãy cùng hát với con để đánh thức khả năng âm nhạc trong bé!
Link nhạc cho trẻ sơ sinh vui nhộn để mẹ tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=AogQSHV0rAM
Cho con nghe nhạc âm lượng như thế nào là đủ?
Tuy âm nhạc là điều kỳ diệu đối với bé, nhưng việc cho bé nghe nhạc với âm lượng lớn lại không hề tốt. Tai của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì ống tai của trẻ nhỏ hơn của người trưởng thành, nếu trẻ nghe nhạc to sẽ làm tăng áp lực và có thể gây tổn thương thính giác từ rất sớm.
Suy giảm thính lực thường rất khó chữa. Điều đó có nghĩa là cha mẹ không nên đưa bé tới các buổi biểu diễn nhạc rock hoặc các sự kiện thể thao lớn. Mặc dù một hoặc hai lần sẽ không làm hỏng thính giác của bé ngay nhưng sau này khi bé bị tác động bởi những âm thanh quá lớn thì sẽ tích tụ các tác hại và có thể gây hậu quả khôn lường.
Nếu tình cờ cho bé đi xem một buổi hòa nhạc (nhưng tốt nhất là nên để bé ở nhà với ông bà hoặc nhờ người trông), hãy đảm bảo rằng mẹ đã bảo vệ thính giác của bé bằng nút bịt tai. Và khi ở nhà, hãy luôn kiểm soát âm lượng. Một nguyên tắc dễ hiểu là nếu mẹ bật nhạc cho trẻ sơ sinh mà âm lượng khiến mọi người không thể nói chuyện được với nhau thì đó chắc chắn là quá lớn đối với bé, cần phải điều chỉnh lại ngay.
Có thể bạn chưa biết
Trí thông minh Âm nhạc – Music Smarts
Có nên cho bé tham gia vào lớp học nhạc?

(Nguồn ảnh: shutterstock)
Câu trả lời ngắn gọn là có! Các lớp học nhạc là cách rất hiệu quả giúp bé chủ động hơn với âm nhạc, có lợi cho sự phát triển nhận thức của bé. Mẹ có thể cho bé tham gia lớp học nhạc sớm nhất là lúc bé 6 tháng tuổi.