Trẻ ở tuổi dậy thì cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý theo gợi ý sau để bé sẽ phát triển thật nhanh trong giai đoạn quan trọng này nhé.

Bạn đang xem: Tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì



Nhận ngay mã quà tặng mua hàng Nestlé trên TIKI (NESCAFÉ, MILO, MAGGI...) cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn khi đăng ký làm thành viên Gia Đình Nestlé tại đây.

Gia Đình Nestlé - cộng đồng khách hàng thân thiết, tin dùng các sản phẩm dinh dưỡng từ Nestlé. Mua sản phẩm Nestlé, nhớ giữ lại hóa đơn để tiếp tục tham gia vòng xoay may mắn, nhận nhiều phần quà hấp dẫn từ chương trình Thành viên gắn kết tại đây.

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần của trẻ dậy thì.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp dạy con ngoan như sau:

Hãy cùng khám phá những chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ dậy thì cũng Gia đình Nestlé nhé!

*

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dậy thì

Bổ sung lượng chất đạm cần thiết

Lúc này, trẻ dậy thì đang phát triển mạnh về thể chất, đặc biệt là cơ bắp, nên cần bổ sung lượng chất đạm nhiều hơn người trưởng thành. Chất đạm nên chiếm từ 14 -15% tổng lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày, tương đương với 300 gr thịt bò, hoặc trong 100 gr thịt lợn, 100 gr thịt bò cùng với 150 gr cá mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể trẻ bằng cách ăn các loại đậu (như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…) hoặc trong đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ,…), sữa (sữa tươi, phô mai,…) hay hải sản. Hãy cố gắng bổ sung lượng chất đạm 1 cách linh hoạt và đa dạng để thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn thêm ngon miệng nhé.

Kiểm soát lượng béo 

Trong chế độ ăn uống cho tuổi dậy thì, bên cạnh chất đạm thì cơ thể trẻ cũng cần được bổ sung đủ 50 gram chất béo, tương đương với 3 thìa canh. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung cho trẻ nhóm chất béo không bão hòa, chứa nhiều trong dầu lạc, dầu ô liu, các loại hạt ( như hạnh nhân, hạt phỉ,quả hồ dào, vừng) và điển hình là chất béo omega 3 và omega 6 trong cá hồi, cá trích, cá thu,…; và đặc biệt hạn chế chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ và da động vật, có thể gây tăng cân béo phì.

Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, trong khi các bé trai chỉ cần 12- 18 mg sắt/ ngày thì các bé gái cần đến 20 mg sắt/ ngày. Hãy lưu ý bổ sung lượng chất sắt đầy đủ cho các bé gái để tránh tình trạng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, mất tập trung,… ảnh hưởng đến quá trình phát triển tuổi dậy thì. Chất sắt có nhiều trong thịt, nội tạng động vật, trong lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh, đặc biệt nên bổ sung nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Đừng quên bổ sung canxi

Dậy thì là giai đoạn phát triển cơ thể, đặc biệt là về vóc dáng và chiều cao. Cung cấp đủ canxi trong giai đoạn này sẽ giúp xương thêm chắc khỏe, nâng cao tối đa mật độ xương, tăng chiều cao vượt trội và phòng tránh các bệnh loãng xương sau này. Trẻ dậy thì cần đến 1000 - 1200 mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong sữa (sữa bò, sữa đậu nành), các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc).

Xem thêm: “Sát Thủ” Lê Văn Luyện Giờ Ra Sao Trong Trại Giam? Lê Văn Luyện Còn Sống Hay Đã Chết

2. Ăn đúng giờ giúp trẻ dậy thì hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Và 1 chế độ ăn uống đúng giờ đủ bữa (bữa chính và bữa phụ) sẽ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp trẻ luôn tỉnh táo cho cả ngày học tập đầy hiệu quả.

6- 7 giờ: Bữa sáng 

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, không chỉ giúp bổ sung năng lượng mà đây còn là thời điểm cơ thể hấp thụ vi chất dinh dưỡng tốt nhất. 1 ly sữa ngũ cốc giàu dinh dưỡng, hoặc 1 ổ bánh mì thịt, hay 1 bát bún cùng các loại rau ăn kèm cũng cung cấp đủ năng lượng cho trẻ rồi đấy.

8- 9 giờ: Bữa ăn nhẹ lót dạ giờ ra chơi

Đây là khoảng thời gian ra chơi của trẻ, trẻ có thể mang theo 1 hũ sữa chua, 1 củ khoai nhỏ để giúp bổ sung năng lượng giữa giờ nhé.

11- 12 giờ: Bữa trưa 

Bữa ăn trưa nên kết hợp cùng rau xanh để bổ sung thêm vitamin và chất xơ cho cơ thể. 

15 giờ: Bữa xế 

Còn gì tuyệt vời hơn 1 cốc sữa đậu nành hay 1 ly chè đậu xanh giải nhiệt cho buổi chiều học hành căng thẳng đúng không nào. 1 bữa xế chất lượng và giàu dinh dưỡng sẽ tiếp thêm năng lượng cho các tiết học sau.

18-19 giờ: Bữa ăn chiều 

Bên cạnh các nhóm thực phẩm dinh dưỡng cần thiết trên, bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn ít calo, để tránh đầy bụng khó tiêu ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhé.

Vì 1 giấc ngủ ngon cũng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì đấy.

Bạn hãy thử áp dụng những mẹo trong chế độ ăn uống cho trẻ dậy thì trên cùng với các hoạt động thể dục thể thao tăng cường thể lực và chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền… để hỗ trợ trẻ phát triển thể chất tối đa nhé. Tham khảo thêm các thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tại đây.

Vì tuổi dậy thì là giai đoạn vàng để bé phát triển thể chất toàn diện nên bạn hãy chọn Nestlé MILO cho con. MILO mang đầy đủ những lợi ích từ Sữa, kết hợp với Protomalt chiết xuất đặc biệt từ mầm lúa mạch và tổ hợp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải phóng năng lượng, tăng cường chức năng cơ và hệ xương, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động thể chất và trí tuệ của trẻ.