Ít có cuốn sách nào như cuốn Người xưa cảnh tỉnh: thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX, bởi mới in lần đầu chưa tới 2 tháng đã được tái bản dù chỉ “kể tội” những thói hư, tật xấu của người Việt.

Bạn đang xem: Thói xấu của người việt nam

*

Có thể khẳng định rằng đây là cuốn sách thứ 2 ở Việt Nam nói về những thói hư, tật xấu của người Việt, sau cuốn Người Việt: phẩm chất và thói hư tật xấu xuất bản cách đây chưa lâu. Điều khác biệt ở cả 2 cuốn sách này là cuốn trước nói về những thói hư, tật xấu của người Việt hiện nay, còn cuốn sách này lại là những lời cảnh tỉnh của cha ông về thói hư, tật xấu của người Việt đầu thế kỷ XX.

Nhà văn nổi tiếng người Pháp Victor Hugo nói rằng con người ta có 2 cái túi, cái phía trước để đựng cái xấu của người khác còn cái phía sau để đựng cái xấu của chính mình. Có lẽ bởi vậy mà bất cứ dân tộc hay cá nhân nào cũng thường chỉ nhìn thấy cái tốt đẹp của dân tộc, cá nhân mình, đó là một việc hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng, nếu một con người, một dân tộc mà không thể nhận ra cái xấu của mình thì cũng sẽ là bước cản trở trên con đường tiến lên văn minh, hiện đại.

Vì vậy mà ở rất nhiều nước đã có những cuốn sách này để cảnh tỉnh dân tộc mình. Người Mỹ đã có The Ugly American. Người Úc có The Ugly Australian. Người Hoa có cuốn Người Hoa xấu xí… Cuốn Người xưa cảnh tỉnh: thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX là một bản tổng hợp những phát biểu trong các bài viết của các vị tiền bối là các nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ 20.

Xem thêm: Khoá Màn Hình Iphone Bằng Vuốt Tay, Điều Chỉnh Cài Đặt Chạm Trên Iphone

Cuốn sách được chia thành 2 phần: phần 1 là sưu tập những câu nói của các học giả và phần 2 là tổng luận.

Phần 1 được sưu tập bởi tác giả Vương Trí Nhàn tập hợp những đoạn văn của các học giả Việt Nam là các nhà văn hóa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 viết về tính cách và thói quen của người Việt như: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Lương Văn Can, Đào Duy Anh, Thái Phỉ, Nguyễn Trường Tộ, Hoàng Cao Khải, Lương Đức Thiệp, Phan Bội Châu, Hoài Thanh, Hoa Bằng…

Phần 1 bao gồm 260 câu nói của các học giả được sắp xếp theo các tiểu mục: ăn ở, cư trú và mối liên hệ với thiên nhiên; tệ nạn xã hội; dân trí và ý thức xã hội; giáo dục; giao lưu tiếp xúc; tìm tòi học hỏi và tiếp nhận người nước ngoài; làm ăn buôn bán; nói năng, suy nghĩ, lễ nghi, phong tục; quan hệ giữa người với người; tổ chức quản lý làng xã; tổng quát về người Việt; trí thức quan lại; và văn hóa - nghệ thuật và học thuật.

Phần 2 được viết bởi tác giả Trần Văn Chánh với tên gọi Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt. Đây được xem như một cuộc tổng kết thói hư, tật xấu của người Việt giúp thế hệ trẻ hôm nay trong việc nhận thức lại những ưu, khuyết điểm của dân tộc mình.

Người xưa cảnh tỉnh: thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí trức nửa đầu thế kỷ XX là một cuốn sách mà khi đọc vào, tất cả mỗi người đều nhận thấy mình có phần trong đó. Sách do 2 tác giả Vương Trí Nhàn (sưu tầm) và Trần Văn Chánh (luận giải), Nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh ấn hành quý IV-2018 và tái bản quý I-2019.