Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những tuyến kênh không chỉ nối liền nhiều quận ở TP. HCM mà nơi đây còn là nơi sinh hoạt, thư giãn của nhiều người. Cho đến thời điểm hiện tại, trải qua hàng trăm năm, chứng kiến bao sự đổi thay, hình ảnh của sự yên bình, hiền hòa như xưa mà thay vào đó nó dần trở thành “địa điểm” nằm trong danh sách đen là một trong những nơi ô nhiễm nhất cả nước.

Bạn đang xem: Thực trạng ô nhiễm kênh nhiêu lộc

Nước thải ô nhiễm ở kênh này phát sinh chủ yếu vẫn là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Hiện trạng môi trường chứng minh sức hủy diệt nặng nề từ các nguồn chất thải ô nhiễm, nhất là rác thải – chúng hiện diện khắp mọi nơi, đóng thành từng mảng lớn, trôi dạt lênh đênh bốc mùi hôi thối làm cản trở môi trường sống của sinh vật, làm mất cảnh quan thẩm mỹ và quan trọng hơn chúng còn liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt.

Làm sao để xử lý nước thải ô nhiễm? Đây là bài toán mà đến nay vẫn chưa có lời giải từ các cơ quan chức năng.

*

Quá trình hóa dòng kênh “chết” mang tên Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Dòng kênh có tổng chiều dài 9.470m, bắt nguồn từ quận Gò Vấp chảy qua các quận gồm Tân Bình, Phú Nhuận, 1, 3, 10 và đổ thẳng ra sông Sài Gòn thuộc địa phận quận Bình Thạnh. Là một trong 5 tuyến kênh “nổi tiếng” ở Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè được người ta so sánh, ví von và nhắc đến nhiều nhất cũng bởi vấn đề ô nhiễm nguồn nước.

Dòng kênh này được chia làm 2 phần rõ ràng: từ cầu Thị Nghè đi ngược lên thượng nguồn gọi là kênh Nhiêu Lộc; từ cầu Thị Nghè đổ ra sông Sài Gòn gọi là kênh Thị Nghè. Như đã nhắc đến ở trên, dòng kênh này nổi tiếng bởi lẽ nó trở thành chiến tích lịch sử không chỉ gắn liền với thời gian chiến tranh mà còn bởi vì nó trở thành tụ điểm nóng về môi trường.

Quay ngược về quá khứ, con kênh này trong xanh, ghe thuyền qua lại nườm nượp nhộn nhịp, người dân hai bên bờ bắt cá, hái rau, giặt giũ, nấu ăn và trở thành tuyến giao thông quan trọng ở đây. Vì những thuận lợi đó mà nó thu hút người dân đến sinh sống, nhiều khu ổ chuột hình thành, hàng loạt vấn đề liên tiếp xảy ra như nước thải sinh hoạt của người dân, rác thải, chất thải nguy hại từ sản xuất tuông thẳng ra dòng kênh mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Và giờ đây, Nhiêu Lộc Thị Nghè trở thành dòng kênh chết, dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, ngập tràn rác thải và nó đang dần “chết” theo thời gian nếu không có bất kỳ biện pháp khắc phục thích hợp.

*

Vì sao đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vẫn tái ô nhiễm thường xuyên?

Nhằm hồi sinh sự sống cho con kênh, các kỹ sư xây dựng hệ thống cống ngầm thu gom nước thải kéo dài tới 8km, đường kính 3km, lắp đặt thêm 60km cống thu nước thải và gia cố, cải tạo hai bên bờ kênh.

Tháng 6/2012, dự án cải thiện được hoàn thành với tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 1 chiếm 8.600 tỷ đồng bao gồm 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường cho hơn 7.000 hộ dân với tổng số người hơn 50.000 người.

Tuy đã được cải thiện nhưng tình trạng ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè vẫn tái diễn từ năm 2014 – 2016 khi xuất hiện tượng cá chết dọc tuyến kênh Hoàng Sa – Trường Sa. Theo thống kê, cứ đến mùa mưa tình trạng cá chết đồng loạt xảy ra liên tục với số lượng lên đến 100 tấn. Nguyên nhân được xác định là do ô nhiễm môi trường, rác thải chất đống xung quanh dòng kênh.

Trước tình hình đó, sự vào cuộc của cơ quan chức năng bằng biện pháp vớt rác, nạo vét kênh và hệ thống cống thoát nước,… vì thế mà tình trạng ô nhiễm dần được cải thiện. Chính vì lẽ đó, sự vào cuộc của các công ty môi trường là điều tất yếu, bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, họ sẽ đề xuất nhiều giải pháp môi trường nhằm cải tạo và trả lại diện mạo ban đầu cho kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè.

Xem thêm: Nhạc Phim Đẳng Cấp Quý Cô ), Anh Biết Em Đã Biết Tất Cả (Ost Đẳng Cấp Quý Cô)

*

Giải pháp bảo vệ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè

Cần có giải pháp quy hoạch bền vững kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè kết hợp chặt chẽ với tầm nhìn cảnh quan đô thị, giữ gìn các bản sắc văn hóa, đảm bảo tính thừa kế không làm mất đi các di tích lịch sử.

Có kế hoạch di dời các nhà máy công nghiệp ra xa khu dân cư, kiểm soát quỹ đất sử dụng nhưng vẫn đảm bảo không gian xanh, công cộng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị và giữ gìn cảnh quan đô thị.

Tăng cường hoạt động vớt rác sau những cơn mưa lớn, lắp đặt thêm nhiều thùng chứa rác dọc theo tuyến kênh; thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy trình không được sử dụng cá chết theo các mục đích khác vì điều này dễ làm lây lan dịch bệnh và đe dọa đến sức khỏe con người.

*

Vận động người dân không vứt rác xuống dòng kênh, nâng cao nhận thức của người dân bằng cách xây dựng nhiều chương trình bảo vệ môi trường, truyền đạt những kiến thức sức khỏe; đồng thời chủ động tăng cường vị trí quan trắc tại các địa điểm mưa đầu mùa để dễ dàng theo dõi chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè.

Theo dõi thường xuyên thủy sản; cải tạo kịp thời ở những tuyến kênh bị ô nhiễm bằng các chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm tra nguồn nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo xử lý nguồn nước đạt chuẩn với các thông số kỹ thuật không vượt quá ngưỡng cho phép. Ngoài nước thải sinh hoạt, cần chú trọng hơn trong việc xử lý nước thải: nhà hàng, khách sạn, nước thải dệt nhuộm,… vì đây là những nguồn thải mang nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước cho dòng kênh. Thường xuyên nạo vét và duy tu hệ thống thoát nước, tăng cường vớt rác để giảm thiểu mức độ ô nhiễm.